Chương trình Mầm non phải bao gồm các kiến thức nền tảng không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn phải trang bị cho trẻ sự sẵn sàng bước vào bậc học chính thức.
Khi xây dựng các hoạt động và trải nghiệm cần bao gồm 8 phạm vi quan trọng, chương trình của chúng tôi luôn chú trọng sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực học tập và có tầm quan trọng ngang bằng nhau.
Bên dưới là giải thích tóm tắt ý nghĩa và tầm quan trọng của từng lĩnh vực học tập.
Phương pháp học
Cách trẻ trải nghiệm hàng ngày sẽ ảnh hưởng và đóng góp vào thành công của trẻ sau này.
Chúng ta thường xuyên bắt trẻ học nhưng lại không nghĩ đến việc dạy trẻ cách học phù hợp.
Phạm vi này giúp định hướng cho công tác giảng dạy bằng cách quan sát xem trẻ học như thế nào; những kỹ năng, cảm xúc, hành vi, và khả năng của tự điều chỉnh để đối mặt và vượt qua được những thử thách, trải nghiệm mới.
Chúng ta có thể giúp trẻ trở nên tò mò, trở thành người học sáng tạo và độc lập, biết làm sao để hợp tác với người khác và kiên định tập trung vào một công việc đến khi thật sự am hiểu.
Giao tiếp, Ngôn ngữ và Đọc hiểu
Khả năng trao đổi ý tưởng cũng như hiểu được người khác là hết sức quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ cũng như là nền tảng cho việc học. Toán học, lập trình và âm nhạc đều là các hình thức của ngôn ngữ.
Nghe, nói, đọc và viết là những kỹ năng mà trẻ cần phải có ngay khi bắt đầu chính thức vào Tiểu học.
Chương trình “song ngữ” giúp trẻ phát triển kiến thức về chữ cái, nhận diện ngữ âm và kỹ năng viết thông qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát và trò chuyện. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp một môi trường cho trẻ thể hiện bản thân, bày tỏ và lắng nghe trong các tình huống tự nhiên, điều này giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như các kỹ năng giao tiếp.
Đặc biệt, chương trình đánh vần tiếng Anh của chúng tôi được xây dựng đặc biệt dành cho các trẻ mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ đầu tiên.
Thể hiện sáng tạo và bản sắc dân tộc
Người có tư duy sáng tạo là người có thể nhìn thấy nhiều khả năng và tạo ra những ý tưởng khác biệt mới hơn, tốt hơn, nhanh hơn, ít tốn kém hơn và cải tiến hơn.
Các hoạt động sáng tạo không chỉ là nghệ thuật, chúng là những hoạt động mở giúp trẻ hiểu được rằng quá trình quan trọng hơn kết quả. Các hoạt động này, bao gồm âm nhạc, vận động, xây dựng, đóng kịch và cả công nghệ, kích thích trí tưởng tượng và giúp trẻ trau dồi năng lực trên hầu hết các lĩnh vực, thúc đẩy sự linh hoạt trí óc.
Thể hiện sáng tạo là cách trẻ bộc lộ bản thân và học những điều mới mẻ thông qua các phương tiện nêu trên.
Việc kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc của trẻ rất quan trọng nhưng thường bị lãng quên trong việc lập giáo trình giảng dạy. Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện trong mỹ thuật, ca dao tục ngữ, câu chuyện, giai điệu, văn thơ, bài hát và sân khấu kịch, và nó còn bao hàm mọi khía cạnh trong học tập.
Học và hiểu một nền văn hóa là điều hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng đến việc nhận thức của trẻ về thé giới xung quanh cũng như hình thành cá tính riêng.
Khám phá thế giới
Dựa vào sự tò mò sẵn có của trẻ và cảm giác thích những gì mới lạ, Khám phá thế giới tập trung vào những trải nghiệm hàng ngày của trẻ và trẻ học thông qua việc tìm tòi và tương tác với tất cả khía cạnh trong môi trường sinh sống của trẻ.
Phạm vi này thúc đẩy quá trình tìm tòi học hỏi của trẻ qua việc quan sát, suy đoán, tìm hiểu và đưa ra giả thuyết. và trong quá trình mở rộng phạm vi hiểu biết và làm đa dạng hóa kiến thức của trẻ về thế giới xung quanh cũng như những kỹ năng cần thiết, hình thành nền tảng cho việc học tập hiệu quả hơn ở các môn như địa lý, lịch sử và khoa học.
Toán học logic và số học
Howard Gardner định nghĩa trí thông minh toán học logic là khả năng suy luận khoa học, tính toán, tư duy logic, lý luận quy nạp và suy diễn, và độ sắc nét của các mô hình và mối quan hệ trừu tượng. Năm đặc điểm của logic toán học là phân loại, so sánh, phép tính toán học, lý luận quy nạp, suy diễn, xây dựng và kiểm tra lại các giả thuyết.
Số học là khả năng sử dụng những con số và khái niệm toán học trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như việc kết nối các khái niệm toán học phân số và cộng vào công thức nấu ăn. Đây là những kỹ năng cần thiết vượt ra giới hạn lớp học.
Toán học logic và số học nằm trong mọi mặt của cuộc sống chúng ta, từ nấu một món ăn đơn giản đến xây một tòa nhà chọc trời, và cả âm nhạc của Mozart. Khoa học chữa lành bệnh và công nghệ được sử dụng trong điện thoại di động, hay du hành vũ trụ sẽ không thành hiện thực nếu không có chúng.
Nắm vững lĩnh vực này thực sự cần thiết cho trẻ để có thể thành công trong các lĩnh vực khác, giúp giải quyết cái vấn đề trong bối cảnh hiện thực.
Phát triển thế chất và vận động
Phát triển thể chất bao gồm cả phát triển cơ thể cũng như khả năng sử dụng các phần của cơ thể để thực hiện động tác và hoàn thành công việc. Ngoài việc tăng trưởng thể chất, nó còn bao gồm cả các kỹ năng vận động thô và tinh.
Kỹ năng vận động thô là các động tác cần phối hợp cân bằng các nhóm cơ lớn của cơ thể. Các động tác này bao gồm các cử động mạnh của tay, chân, bàn chân, hoặc toàn thân, ví dụ như đứng, đi, lên xuống cầu thang, chạy bộ hoặc bơi lội.
Kỹ năng vận động tinh là các hành động sử dụng các cơ nhỏ như ngón tay, bàn tay, cánh tay. Các cơ này điều khiển bàn tay, ngón tay và ngón cái, giúp trẻ có thể thực hiện các việc đơn giản nhưng không kém phần quan trọng như viết, đút ăn, cài nút hoặc kéo dây kéo.
Khoa học, Công nghệ, Kỹ Thuật và Toán + Nghệ thuật = STEAM
Tưởng tượng nếu thế giới không có:
Dược phẩm
Nước sạch
Thực phẩm
Điện
Và tất cả những thứ khác chúng ta xem là hiển nhiên.
Phương pháp giáo dục STEAM rất quan trọng vì nó có mặt trong tất cả mọi thứ chúng ta sử dụng trên thế giới. Nó dạy trẻ các cách để đạt thành công như:
Đặt câu hỏi
Tạo mối liên kết
Giải quyết vấn đề
Tư duy sáng tạo
Đổi mới
Yếu tố Nghệ thuật cũng quan trọng vì nó góp phần thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ.
Học về xã hội và cảm xúc (SEL)
Viện Hợp tác trong học thuật, xã hội, và cảm xúc (CASEL – Hoa Kỳ), định nghĩa Phương pháp học về xã hội và cảm xúc (SEL) là quá trình giúp trẻ tiếp thu, áp dụng hiệu quả kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết để hiểu và quản lý cảm xúc, đặt ra cũng như hoàn thành các mục tiêu tích cực, đồng cảm với người khác, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực, đưa ra các quyết định có trách nhiệm.
SEL được xác định mang đến 5 năng lực cho trẻ bằng cách trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và tính kỹ luật, chẳng hạn như điều hòa tính bốc đồng và quản lý cảm xúc để ứng phó với các thử thách hàng ngày, tiến bộ trong học tập, trong chuyên môn cũng như trong xã hội.